HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   Hỏi đáp |   Tìm kiếm |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnTrang Study
Đơn vị trực thuộc
Các phòng chức năng
Phòng Quản lý Đào tạo
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Cơ sở hạ tầng và Trang thiết bị
Phòng Quản lý KHCN & HTQT
Phòng Quản lý chất lượng và Thanh tra
Chức năng nhiệm vụ
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Lịch sử hình thành, quá trình phát triển
Phòng Công nghệ thông tin và Thư viện
Phòng công tác quản lý SV
Phòng Tài chính - Kế toán
Các Khoa, Bộ môn thuộc trường
Các Đơn vị trực thuộc
Chức năng nhiệm vụ Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng Đào tạo

1. Chức năng

Phòng Quản lý chất lượng và Thanh tra có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức, quản lý và triển khai thực hiện công tác khảo thí, bảo đảm chất lượng giáo dục và thanh tra nội bộ của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ

a) Trong lĩnh vực khảo thí

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định về khảo thí theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí của các phòng, khoa, bộ môn trong Trường.

- Quản lý, tổ chức nghiệm thu, sử dụng bộ công cụ đánh giá các học phần trong chương trình đào tạo của Trường. Định kỳ tổ chức đánh giá quy trình ra đề thi, chất lượng đề thi, công tác bảo mật đề thi, chấm thi của các khoa, bộ môn.

- Chủ trì và phối hợp với phòng Quản lý đào tạo, các khoa, bộ môn tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần (chuẩn bị thi, coi thi, làm phách, chấm thi, công bố điểm thi, kiểm dò bài thi, chấm thi phúc khảo, chấm thẩm định); thực hiện lưu trữ bài thi và bảng điểm theo đúng quy định.

- Phối hợp với phòng Quản lý đào tạo đề xuất với Hiệu trưởng áp dụng các biện pháp cải tiến quy trình đánh giá theo năng lực cho các ngành và hệ đào tạo của Nhà trường.

- Xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực khảo thí với các đơn vị ngoài trường và các khoa, bộ môn liên quan trong Trường.

b) Trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và các giải pháp thực hiện Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm chất lượng tại các đơn vị trong Trường.

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định về công tác bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo của Trường theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

- Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo; tổ chức việc tích luỹ, lưu trữ tài liệu, minh chứng phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo; báo cáo Hội đồng trường, Ban giám hiệu và các đơn vị trong trường để có biện pháp cải tiến chất lượng đào tạo.

- Chủ trì triển khai hoạt động khảo sát ý kiến người học, giảng viên, viên chức, người lao động tại trường về chất lượng đào tạo. Phối hợp với các đơn vị trong Trường khảo sát các đối tượng liên quan khác về các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường.

- Giám sát việc bổ sung, cập nhật, tuân thủ các tài liệu thuộc hệ thống Quản lý chất lượng Trường thông qua hoạt động tổ chức đánh giá nội bộ, tổ chức khắc phục và cải tiến những hành động không phù hợp.

- Là đầu mối xây dựng kế hoạch và phối hợp với các phòng, khoa, bộ môn cập nhật, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trên website của Trường; cập nhật thông tin, dữ liệu lên phần mềm Bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; đối sánh các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong nội bộ Trường và giữa Trường với các cơ sở giáo dục khác.

- Là đầu mối giúp Nhà trường tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, viên chức, người lao động và sinh viên trong toàn trường về công tác bảo đảm chất lượng, công tác tự đánh giá, công tác xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng.

- Hợp tác với trung tâm kiểm định chất lượng, các đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục.

c) Trong lĩnh vực thanh tra

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Nghiên cứu và cụ thể hóa các văn bản pháp quy về công tác thanh tra giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của Nhà trường.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và lĩnh vực khác trong Nhà trường.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; tổ chức dạy – học; quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo.

- Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp nhận, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác giáo dục đào tạo và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Nhà trường; kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.

- Báo cáo, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về giáo dục.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng các vấn đề pháp lý theo yêu cầu.

d) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường phân công.

Số lượt đọc:  20164  -  Cập nhật lần cuối:  08/01/2025 04:28:46 PM