Unknown
| | Đăng ký:
23/11/2024 Tham gia:
23/11/2024 Điểm:
0 Bài:
0 |
3/HIPPOCRATE VÀ PHONG TRÀO PHỤC HƯNG Y HỌC HIPPOCRATE
(460 Tr. CN)
Hippocrate là một đại danh y thời cổ, sinh ở đảo Cos vùng biển Kgée, Hy Lạp vào
năm 460 Tr C.N. ở phương Tây, ông được suy tôn là tổ sư của y học Truyền thuyết
cho rằng Hippocrate là con mệt người làm thuốc được cha truyền cho những kiến
thức Y y tôi tiếp tục học ở Athènes và tiếp đó đi du học nhiều nơi: đến Thrace,
Thessalie, Macédoine... Sau được phụ trách đền thờ Esculape ở đảo Cos;
Hippocrate đã sống và hành nghề nhiêu nằm
trên đảo Cos và nổi tiếng từ đấy, Trường phái y học do ông sáng lập được gọi là
"trường phái Cos". Tục truyền rằng Hippocrate thường ngồi dưới cây
phong lớn để giảng bài lâm sàng cho các môn đô.
Ngày từ thời ấy, Hippocrate đã đưa lại nhiêu quan điểm mới và tiến bộ; ông đã
tách rời tôn giáo với y học, xây đựng y học trên cơ sở vật chất, dựa vào quan
sát lâm sàng cụ thể tỷ mỹ và căn cứ vào các dấu hiệu triệu chứng của bệnh đê
chữa trị. Ông luôn nhấn mạnh rằng bệnh tật là một hiện tượng tự nhiên của cơ
thể, không phải do ma lực huyên bi gì gây nên như các thầy phù thủy, lang băm
huyên truyền. Hippocrate đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, kỷ nguyên các
thầy thuốc lâm sàng, quan sát theo dõi bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên.
Hippocrate đã riêu lèn một số nguyên tác chữa bệnh cơ bản: chủ yếu là nâng cao
sức đè kháng tự nhiên của (xi thể, tránh tài cả những gì cản trở khả năng tự
điều chỉnh, tự chữa đem lại sức khỏe tự nhiên của cơ thể. ông hết sức chú ý đến
các biện pháp để làm cho toàn trạng cơ thể mạnh khỏe lên hơn là chỉ chăm chú
dung nhiều vị thuốc đơn thuốc, ví như chú ý cách sinh hoạt ăn uống, ngủ - thức,
tắm ngâm mình ở các suối khoáng... chỉ dung phép tẩy, lợi tiểu.~ khi nào thật
cần thiết. Lúc bệnh nhân ở thời kỳ hòi phục sắp khỏi, ông khuyên nên thay đổi
không khí mòi trường và tinh toán số lượng chất lượng thức an uống thật cần
thiết đúng mức, bơi thế người ta gọi đó là một nền y học tự nhiên.
Hệ thống y học nổi tiếng của ông dựa trên sự thay đổi các khí chất với quan
niệm cơ thể con người gồm có 4 thể dịch cơ bản quyết định sức khỏe và bệnh tật
là mật vàng, mắt đen, máu và đờm (niêm địch) và bởi sự nung nấu nhờ nhiệt tự
nhiên mà làm biến đổi khí chất loại này sang loại khác . . .
Hippocrate nêu cao nguyên tắc là "không chỉ điều trị cái bệnh mà phải điều
trị người bệnh".
Trường phái Cos của Hippocrate đã khá thành công trong điêu trị một số lĩnh vực
ngoại khoa như điêu trị gãy xương, sai khớp...
Hippocrate đã chỉ trích trường phái Cnide, xuất hiện trước đó, thiên vê chủ
nghĩa duy lý - rằng trường phái Cnide là đã quá phàn cắt nhỏ các bệnh..., coi
thường kinh nghiệm và quan sát.
Hạn chế của y học Hippocrate là chưa nắm được hệ tuần hoàn máu, tưởng các
động mạch chứa đầy khi, coi não là một tuyến . . . và chưa biết chức năn g của
các
dãy thần kinh mà họ nhầm là các gang Nói đến Hippocrate là phải nói đến đạo đức
y học, đến lời thề Hippocrate nổi danh mà các thầy thuốc trước đây tuyên đọc
khi
ra trường. Đại ý lời thề đó như sau đây:
"Tôi xin thề trước Apollơn - Thần chữa bệnh, trước Esculape - Thần y học,
trước Thơn Hygie và Panaceé và trước sự chứng giám của tất cả có nam, nữ Thiên
thần là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết
sau đây:
1 - Tôi sẽ coi thầy học của tôi ngang hàng với cha, mẹ, sẽ chia xẻ với các vị
đó của cải cua tôi, coi con thầy như em một mình, hết sức truyền nghề cho họ
không dấu nghề, không lấy tiền công như cho con tôi và các môn đệ . . .
2 - Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh... sẽ tránh mọi điều xấu và
bất công . .
3 – Sẽ không trao thuốc độc cho bất cứ ai, dù họ yêu cầu cũng không gợi ý cho
họ. Sẽ không trao cho bất cứ phụ nữ nào những thuộc gây sẩy thai . . .
4 - Sẽ suốt đời hành nghề trong vô tư và thân thiết...
5 - Sẽ không làm phẫu thuật có thể gây biến chứng vô sinh, mà để những công
việc đó cho người chuyên khoa.
6 - Dử uẩn bất kỳ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích nghìn bệnh, tránh mọi hành
vi xấu xa, cố ý, trà đồi bại, nhất là tránh cám đỗ phụ nữ, thiếu niên tự do hay
nô lệ.
7 - Dử có nhìn hoặc nghe thấy gì trong và cả ngoài lúc hành nghề, tôi sẽ giữ im
lặng trước những điều không cần để lộ ra, coi sự giữ kín đó như một nghĩa vụ v
v
Hippocrate có đạo đức, nhân cách cao quý, ông từ chối những quà tặng lớn lao và
không muốn cầu đến kẻ thù của Tổ quốc ông. Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng:
"Hippocrate nói phải" còn Galien thì nói: "không" để nói
lên sự đối lập giữa 2
trường phái của 2 nhà danh y. Đó là câu châm biếm nói chung về chủ đê đối lập
nhau của các ý kiến trong y học.
Bác sĩ Phạm Bá Cư, nghiên cứu về lịch ở y học đã cho rằng Y học Hippocrate là
nên y học cổ truyền có tinh tổng hợp và đi vào biện chứng của tự nhiên như Đông
y. Y học Hippocratelà trên thần của y học hiện âm (Tây y) bị chi phối bởi chủ
nghĩa duy vật tự phát của các nhà biện chứng cò Hy Lạp, nó phát triền với tính
chất là mệt nên y học tổng hợp mà bản chất là nhất nguyên, cũng như Đòng y, nó
quan niệm: "Con người như một Vũ trụ nhỏ nồm trong Vu trụ lớn, một thể
'thống nhất giữa tinh thần và thể chất, có mệt sức chống bệnh tự nhiên và có
khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài.
Y học Hippocrate còn có những quan điểm, với giá trị chân lý còn ảnh hưởng lớn
lao đến ngày nay. Phút Cartnn, trong cuốn Những nguyên lý cơ bản của y học
Hippocrate đã nhận định:
Y học hiện đại tưởng có thể chẩn đoán và điều trị tất cả nới những phát minh và
trị liệu mới nhất của mình, nó không hình 'dung rằng nhiều trường hợp người
xưa chữa khỏi cớ lẽ chậm hơn nhưng bền trừng hơn với những phương tiện đơn
giản, tự nhiên hơn, và ông đi đến kết luận: "chữa bệnh theo phương pháp tự
nhiên, bằng cách sản chữa những sai lầm trong sinh hoá vật chất, và đời sống
tinh thần là biện pháp tốt nhất, căn bản nhất để tạo nên một thiên đích tụ
nhiên trong chữa bệnh và phòng bệnh..."
Hiện nay, trong y học thế giới có một xu hướng lớn từ một số nước chịu ảnh
hưởng của nền văn minh La tinh như Pháp, ngựa, châu Mỹ La tinh... có phong trào
Phục hưng y học Hippocrate (Mouvement Néo – Hippocratique) đang phát triển. Tại
hội nghị quốc tế lần thứ 8 về Nội khoa ở Buenos Aires (1964) Giáo sư Mariano de
Castex đã nhận định:
Những năm gần đây, trước sự xâm lấn của kỹ thuật học - khoa học và nội khoa...
đã làm mất nhân tính của người bệnh và mất tư cách cửa người thầy thuốc...
Trước tình hình đó, truyền thống lâm sàng cổ điển - đại diện là Y học
Hippocrate đã đứng lên bênh vực đặc quyền của quan sát lâm sàng sáng ngời bởi
uy tín chủ 25 thế kỷ vô cùng phong phú!" Nhà ngoại khoa nồi tiếng Leriches
cũng đã viết: "Say sưa với phân tích là mới lạ, y học (hiện đại) khao khát
được một phút tổng hợp; để được hồi súc nó muốn trở về với Hippơcrate!".
Như thế là y học ngày nay muốn trở về với quan niệm toàn diện, tổng hợp về cái
bệnh và người bệnh, đó là xu hướng của học thuyết y học " Tân
Hippocrate" (Néo Hippocratisme).
|