HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   Hỏi đáp |   Tìm kiếm |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnTrang Study
Chức năng nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ
Các loại hình đào tạo và chuẩn đầu ra
Trang chủ  >  Các loại hình đào tạo và chuẩn đầu ra

Các loại hình đào tạo và chuẩn đầu ra

GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

- Ngành: Kỹ thuật Phục hồi chức năng/ Rehabilitation Technical

- Mã số ngành đào tạo: 7720603

- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân kỹ thuật Phục hồi chức năng

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng (Chuyên ngành Vật lý trị liệu hoặc Hoạt động trị liệu hoặc Ngôn ngữ trị liệu). Có phụ lục văn bằng cụ thể chuyên ngành.

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Tống số tín chỉ: 138 (Chưa bao gồm 03 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

- Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

- Ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng gồm có 03 chuyên ngành:

+ Chuyên ngành Vật lý trị liệu

+ Chuyên ngành Hoạt động trị liệu

+ Chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu

+ Website: http://hmtu.edu.vn/Desktop.aspx/DVTT-BM/Cac-bo-mon/

+ Facebook: Khoa Phục hồi chức năng - Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Kỹ thuật Phục hồi chức năng có đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm đối với xã hội; có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức chuyên sâu về Kỹ thuật Phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu); kỹ năng thực hành thành thạo, hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng tin học, tiếng anh và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu công việc; kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc độc lập, hợp tác, sáng tạo và tiếp tục học tập nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân và cộng đồng.

1.2. Mục tiêu cụ thể

MT1. Vận dụng được kiến thức về lý luận chính trị, quy định của pháp luật, chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề Phục hồi chức năng.

MT2. Có kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương, cơ sở ngành, kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành để lượng giá, thiết lập mục tiêu, can thiệp Phục hồi chức năng lấy người bệnh làm trung tâm.

MT3. Kỹ năng thực hành thành thạo khi thăm khám lượng giá, thiết lập mục tiêu, xây dựng và thực hiện chương trình can thiệp Phục hồi chức năng dựa vào bằng chứng khoa học và lập luận lâm sàng.

MT4. Thực hiện hiệu quả trong quản lý các nguồn lực, trang thiết bị y tế trong thực hành nghề nghiệp. Tham gia và tổ chức được các hoạt động tập huấn, đào tạo, tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà và cộng đồng trong lĩnh vực Phục hồi chức năng.

MT5. Ứng dụng ngoại ngữ và tin học trong thực hành nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.

MT6. Giao tiếp phù hợp và hiệu quả với đồng nghiệp, nhóm đa ngành, người bệnh và thân nhân năng lực bản thân, tự cập nhật kiến thức trong hoạt động chuyên môn và hội nhập quốc tế.người bệnh theo chuẩn mực quy tắc ứng xử trong ngành y. Duy trì phát triển

CHUẨN ĐẦU RA

PLO1: Tổng hợp kiến thức ngành kỹ thuật PHCN vào thực hành nghề nghiệp.

Tiêu chí đánh giá:

- Liên kết được các kiến thức về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh vào học tập, nghiên cứu và hành nghề PHCN.

- Nhận định được kiến thức về hệ thống y tế, chương trình y tế quốc gia về sức khỏe, nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng, an toàn VSTP, dịch tễ, các bệnh truyền nhiễm, tâm lý y học và đạo đức nghề nghiệp vào việc học tập, nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp.

VLTL:

- Phân tích được kiến thức y học cơ sở, y học lâm sàng trong quá trình lượng giá, lập kế hoạch VLTL bệnh cơ xương, thần kinh cơ, tim mạch hô hấp, nhi/lão khoa/CTTT.

- Vận dụng linh hoạt các kiến thức chuyên ngành để lượng giá/tái lượng giá lập kế hoạch can thiệp phù hợp.

HĐTL:

- Phân tích được kiến thức y học cơ sở, y học lâm sàng trong quá trình lượng giá, lập kế hoạch HĐTL bệnh thần kinh cơ, ngoại và chỉnh hình, nhi / nội và lão khoa.

- Vận dụng linh hoạt các kiến thức chuyên ngành để lượng giá/tái lượng giá lập kế hoạch can thiệp phù hợp.

NNTL:

- Phân tích được kiến thức y học cơ sở, y học lâm sàng trong quá trình lượng giá, lập kế hoạch NNTL bệnh ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ em và người lớn và rối loạn nuốt ở trẻ em/ người lớn/ thính học.

- Vận dụng linh hoạt các kiến thức chuyên ngành để lượng giá/tái lượng giá lập kế hoạch can thiệp phù hợp.

PLO2: Thực hiện thành thạo lượng giá, lập kế hoạch và thực hiện can thiệp PHCN với cách tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm và thực hành dựa vào bằng chứng.

Tiêu chí đánh giá:

VLTL:

- Cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích cho người bệnh về mục tiêu của việc lượng giá, các yếu tố nguy cơ và tư vấn các lựa chọn can thiệp dựa vào bằng chứng bệnh VLTL.

- Xây dựng kế hoạch lượng giá VLTL có vận dụng kiến thức lý thuyết để xác định các khiếm khuyết, giảm chức năng và giới hạn khả năng tham gia của người bệnh.

- Thực hiện thành thạo kỹ năng lượng giá và tái lượng giá một cách phù hợp dựa trên việc tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm.

- Lập kế hoạch can thiệp VLTL phù hợp với từng người bệnh dựa trên cơ sở thực hành dựa vào bằng chứng.

- Cung cấp và giải thích thông tin đầy đủ, chính xác cho người bệnh về các phương pháp can thiệp VLTL dựa vào bằng chứng nhằm thống nhất được mục tiêu và kế hoạch can thiệp, đạt được sự hợp tác của người bệnh trong quá trình can thiệp.

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật VLTL chuyên sâu với người bệnh.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp và điều chỉnh các phương pháp VLTL phù hợp trong quá trình điều trị.

HĐTL:

- Cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích cho người bệnh về mục tiêu của việc lượng giá, các yếu tố nguy cơ và tư vấn các lựa chọn can thiệp dựa vào bằng chứng bệnh HĐTL.

- Xây dựng kế hoạch lượng giá HĐTL có vận dụng kiến thức lý thuyết để xác định các khiếm khuyết, giảm chức năng và giới hạn khả năng tham gia của người bệnh.

- Thực hiện thành thạo kỹ năng lượng giá và tái lượng giá một cách phù hợp dựa trên việc tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm.

- Lập kế hoạch can thiệp HĐTL phù hợp với từng người bệnh dựa trên cơ sở thực hành dựa vào bằng chứng.

- Cung cấp và giải thích thông tin đầy đủ, chính xác cho người bệnh về các phương pháp can thiệp HĐTL dựa vào bằng chứng nhằm thống nhất được mục tiêu và kế hoạch can thiệp, đạt được sự hợp tác của người bệnh trong quá trình can thiệp.

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật HĐTL chuyên sâu với người bệnh.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp và điều chỉnh các phương pháp HĐTL phù hợp trong quá trình điều trị.

NNTL:

- Cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích cho người bệnh về mục tiêu của việc lượng giá, các yếu tố nguy cơ và tư vấn các lựa chọn can thiệp dựa vào bằng chứng bệnh NNTL.

- Xây dựng kế hoạch lượng giá NNTL có vận dụng kiến thức lý thuyết để xác định các khiếm khuyết, giảm chức năng và giới hạn khả năng tham gia của người bệnh.

- Thực hiện thành thạo kỹ năng lượng giá và tái lượng giá một cách phù hợp dựa trên việc tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm.

- Lập kế hoạch can thiệp NNTL phù hợp với từng người bệnh dựa trên cơ sở thực hành dựa vào bằng chứng.

- Cung cấp và giải thích thông tin đầy đủ, chính xác cho người bệnh về các phương pháp can thiệp NNTL dựa vào bằng chứng nhằm thống nhất được mục tiêu và kế hoạch can thiệp, đạt được sự hợp tác của người bệnh trong quá trình can thiệp.

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật NNTL chuyên sâu với người bệnh.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp và điều chỉnh các phương pháp NNTL phù hợp trong quá trình điều trị.

PLO 3. Thực hiện thành thạo quản lý, sử dụng, bảo quản trang thiết bị, hồ sơ bệnh án được phân công trong thực hành tại khoa phòng Phục hồi chức năng.

Tiêu chí đánh giá:

- Ghi chép chính xác kết quả lượng giá, lập kế hoạch, các phương pháp can thiệp trị liệu vào hồ sơ bệnh án.

- Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ hợp lý, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc lưu trữ.

VLTL:

- Sử dụng thành thạo và bảo quản tốt các trang thiết bị máy móc như: điện xung, điiện phân, siêu âm … trong khoa Phục hồi chức năng.

- Có khả năng nhận biết, tư vấn hướng dẫn sử dụng được một số dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình đơn giản cho các dạng bệnh trong chuyên ngành VLTL trong thực hành lâm sàng.

HĐTL:

- Sử dụng thành thạo và bảo quản tốt các trang thiết bị trong đơn vị HĐTL như dụng cụ, máy làm nẹp …

- Có khả năng nhận biết, tư vấn hướng dẫn sử dụng được một số dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, thay thế phù hợp cho các dạng bệnh trong chuyên ngành Hoạt động trị liệu trong thực hành lâm sàng.

- Có thể làm được vài loại nẹp đơn giản.

NNTL:

- Sử dụng thành thạo và bảo quản tốt các trang thiết bị máy móc trong đơn vị NNTL: máy kích thích nuốt, ….

- Có khả năng phối hợp quản lý, nhận biết, tư vấn người bệnh sử dụng đúng một số dụng cụ trợ giúp cơ bản trong thực hành lâm sàng.

PLO 4: Thực hiện giao tiếp hiệu quả trong quá trình thực hành lâm sàng PHCN.

Tiêu chí đánh giá:

- Tích cực lắng nghe, tham gia cùng với người bệnh, gia đình và các chuyên gia khác trong thực hành lâm sàng PHCN.

- Vận dụng đa dạng các kỹ năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt với người bệnh, gia đình người bệnh, đồng nghiệp và những người liên quan khác trong từng hoàn cảnh cụ thể.

- Vận dụng được kỹ năng giao tiếp vào quá trình khai thác thông tin bệnh sử, tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng một cách phù hợp và hiệu quả.

PLO 5. Tham gia tích cực vào làm việc nhóm và các hoạt động hợp tác nhóm đa ngành.

Tiêu chí đánh giá:

- Xác định được vị trí các thành viên và vai trò trong nhóm liên ngành, đóng góp kiến thức chuyên ngành vào quá trình lập luận lâm sàng và ra quyết định can thiệp.

- Tôn trọng vai trò và sự đóng góp của những thành viên trong nhóm liên ngành để hợp tác hiệu quả.

- Tham vấn và chia sẻ những kiến thức với các bạn học, nhân viên y tế trong nhóm liên ngành, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn hoặc khi kết quả can thiệp không như mong đợi.

PLO 6: Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân trong suốt quá trình học tập.

Tiêu chí đánh giá:

- Xác định rõ mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu học tập, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức đã học để nâng cao chất lượng thực hành nghề PHCN.

- Từng bước tìm hiểu các hệ thống, chính sách hỗ trợ sức khỏe, phúc lợi về khuyết tật tại địa phương nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường sức khỏe và giúp quá trình hành nghề PHCN an toàn sau tốt nghiệp.

PLO 7: Tham gia tích cực nghiên cứu khoa học, tự học, tự cập nhật kiến thức trong thực hành chuyên môn và hội nhập quốc tế.

Tiêu chí đánh giá:

- Chủ động tìm kiếm, tích cực tiếp nhận, thảo luận các phản hồi và góp ý có tính xây dựng từ bạn học, giảng viên và nhân viên y tế và thay đổi phù hợp dựa trên bằng chứng tốt nhất.

- Sử dụng công nghệ kỹ thuật số, truy cập và tiếp cận nguồn tài liệu chuyên môn, chia sẻ kiến thức với bạn học, giảng viên và nhân viên y tế.

- Tích cực NCKH và tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và NCKH.

- Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa chuyên ngành trong nước và quốc tế

PLO 8. Vận dụng linh hoạt kiến thức vào tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng trong quá trình thực hành lâm sàng.

Tiêu chí đánh giá:

- Đảm bảo người bệnh và gia đình hiểu được tình trạng bệnh và chủ động tham gia vào thiết lập mục tiêu can thiệp và phối hợp trong quá trình điều trị.

- Thực hiện giáo dục sức khỏe hiệu quả và chuyển giao kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người bệnh và người chăm sóc.

- Thể hiện sự chuyên nghiệp trong thực hành nghề và các hoạt động liên quan.

PLO 9: Có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh chuyên ngành đạt chuẩn, sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo yêu cầu.
Tiêu chí đánh giá:

- Ứng dụng kỹ năng tin học cơ bản vào thực hành nghề nghiệp.

- Sử dụng được tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành vào thực hành chuyên môn nghề nghiệp, tiếp cận thông tin khoa học và nghiên cứu khoa học.

PLO 10: Thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và theo các quy định của pháp luật Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tiêu chí đánh giá:

- Thực hành chuyên môn tuân thủ các quy định về y đức, các quy định chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế.

- Yêu nghề, hết lòng phục vụ người bệnh, tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Thể hiện sự tôn trọng tính đa dạng về văn hóa, niềm tin, giá trị và các đặc điểm cá nhân của người bệnh và cộng đồng.

- Tích cực tham gia các hoạt động quảng bá về ngành Phục hồi chức năng và chuyên ngành mình học.

1.3. Khung chương trình đào tạo (Kèm theo quyết định số 531/QĐ-ĐHKTYTHD ngày 17 /8 / 2021 )

( Khung CTĐT ngành/ Chuyên ngành)

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH/LS

1

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1.1. KIẾN THỨC CHUNG

24

22

2

1

POL1005

Triết học Mác - Lênin

3

3

0

2

POL1006

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

2

0

3

POL1007

Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH)

2

2

0

4

POL1008

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

5

POL1009

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

0

6

ENG1001

English 1

4

4

0

7

ENG1002

English 2

4

4

0

8

ENG1013

English 3

2

2

0

9

INT1003

Tin học

3

1

2

1.3

Giáo dục thể chất

3

0

3

10

GDTC1001

Giáo dục thể chất 1

1

0

1

11

GDTC2003

Giáo dục thể chất 2 (Cầu lông tự chọn)

2

0

2

GDTC2004

Giáo dục thể chất 2 (bóng chuyền tự chọn)

2

0

2

2.1.5

GDQP 1002

Giáo dục quốc phòng - An ninh (165 tiết)

1.2. Các học phần cơ sở khối ngành

9

8

1

12

MATH2003

Xác suất – thống kê y học

3

2

1

13

CHEM1009

Hoá học - Hóa sinh

2

2

0

14

BIOL1001

Sinh học Di truyền

2

2

0

15

PHYS1001

Vật lý -Lý sinh

2

2

0

2

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

2.1 KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

27

22

5

16

BIOL1101

Giải phẫu - Sinh lý

5

3

2

17

BIOL1103

Sinh lý bệnh - Miễn dịch

2

2

0

18

CHEM1101

Dược cơ sở

2

2

0

19

NUR1103

Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu

2

1

1

20

PHCN1101

Tâm lý y học - Đạo đức nghề nghiệp (PHCN)

1

1

0

21

BIOL2104

Dinh dưỡng - tiết chế

2

2

0

22

SOC2105

Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia

2

2

0

23

SOC2108

Sức khỏe – nâng cao SK

(SKMT - Giáo dục sức khoẻ)

2

1

1

24

SOC3101

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

25

SOC2103

Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm

2

2

0

26

REHA2104

Giới thiệu ngành phục hồi chức năng, IPE và ICF

1

1

0

27

REHA1102

GPCN

2

1

1

28

REHA1103

Quá trình phát triển con người

2

2

0

2.2

Kiến thức chuyên ngành Phục hồi chức năng

28

8

20

29

REHA2200

Lượng giá chức năng

3

1

2

30

REHA2201

Hành nghề phục hồi chức năng

1

1

0

31

REHA3202

Phản hồi và ra quyết định lâm sàng

2

1

1

32

REHA4203

Quản lý phục hồi chức năng

1

1

0

33

REHA4204

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

1

0

1

34

REHA4205

Quản lý ca bệnh phức tạp

2

1

1

35

REHA4206

Dạy và học – Thực hành dựa vào bằng chứng

1

1

0

36

REHA4207

Phục hồi chức năng sức khỏe tâm thần

3

1

2

37

REHA4208

Tối ưu hóa chức năng tham gia

2

1

1

38

REHA3301

Thực tập lâm sàng Phục hồi chức năng 1

3

0

3

39

REHA3302

Thực tập lâm sàng Phục hồi chức năng 2

3

0

3

40

REHA4303

Thực tập lâm sàng Phục hồi chức năng 3

3

0

3

41

REHA4304

Thực tập lâm sàng Phục hồi chức năng 4

3

0

3

2.4

Phần thực tập tốt nghiệp

8

1

7

42

REHA4305

Thực tập tốt nghiệp

5

0

5

43

REHA4306

Thi tốt nghiệp hoặc Khóa luận tốt nghiệp (Dự án nghiên cứu độc lập)

3

1

2

Tổng toàn khoá (Tín chỉ chung)

99

61

38

SINH VIÊN CHỌN 1 TRONG 3 CHUYÊN NGÀNH

CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU

42

22

20

Kiến thức cơ sở chuyên ngành NNTL

5

3

2

1

ST2101

Ngôn ngữ học tiếng Việt ứng dụng

3

2

1

2

ST2102

Giải phẫu chức năng trong Ngôn ngữ trị liệu

2

1

1

Kiến thức chuyên ngành NNTL (bắt buộc)

24

12

12

3

ST2201

Qúa trình phát triển giao tiếp

3

1

2

4

ST2202

Phát triển ngôn ngữ không điển hình ở trẻ nhỏ

3

2

1

5

ST2203

Rối loạn âm lời nói

3

1

2

6

ST2204

Rối loạn ngôn ngữ có nguồn gốc thần kinh

4

2

2

7

ST2205

Rối loạn ngôn ngữ liên quan bệnh lý vùng đầu mặt cổ

2

1

1

8

ST3206

Khuyết tật giao tiếp suốt đời

4

2

2

9

ST3207

Rối loạn nuốt

3

2

1

10

ST3208

Vấn đề ăn uống ở trẻ em

2

1

1

Kiến thức TỰ CHỌN-Chọn tối thiểu 13 tín chỉ

13

7

6

11

ST3301

Thính học và PHCN thính giác

3

2

1

12

ST3302

Rối loạn vận động tạo lời nói

2

1

1

13

ST3303

Rối loạn ngôn ngữ và đọc viết ở trẻ em tuổi đi học

4

2

2

14

ST3304

Nói lắp

2

1

1

15

ST2305

Rối loạn giọng nói

2

1

1

PHY3301

Tâm lý lâm sàng

2

2

0

SOC3302

Xã hội học

2

2

0

OT3305

Hoạt động trị liệu

3

1

2

Tổng toàn khoá chuyên ngành NNTL (Tín chỉ)

141

83

58

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH HĐTL

42

22

20

Kiến thức cơ sở chuyên ngành HĐTL

11

6

5

1

OT2101

Sinh cơ học – Vận động học

4

2

2

2

OT2102

Nguyên lý và Kỹ năng cơ bản Hoạt động trị liệu

5

3

2

3

OT2103

Lượng giá chức năng trong HĐTL

2

1

1

2.3.2

Kiến thức chuyên ngành HĐTL

18

10

8

4

OT2201

Tổng quan về Hoạt động trị liệu

2

2

0

5

OT2202

Các phương pháp can thiệp HĐTL

4

2

2

6

OT2203

HĐTL Ngoại khoa và chỉnh hình

4

2

2

7

OT2204

Hoạt động trị liệu Thần kinh cơ

4

2

2

8

OT2205

HĐTL Nội khoa, lão khoa, thần kinh

4

2

2

PHẦN TỰ CHỌN (Chọn tối thiểu 13 tín chỉ)

13

6

7

9

OT3301

Chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp

3

1

2

10

OT3302

Hoạt động trị liệu Nhi khoa

4

2

2

11

OT2303

Hoạt động trị liệu và Phục hồi chức năng

3

1

2

12

OT4304

PHCN dựa vào cộng đồng

1

0

1

13

SOC3302

Xã hội học

2

2

0

ST3306

Ngôn ngữ trị liệu

3

1

2

PHY3301

Tâm lý lâm sàng

2

2

0

PT3305

Vật lý trị liệu

3

1

2

Tổng toàn khoá chuyên ngành HĐTL (Tín chỉ)

141

83

58

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU

42

18

24

Kiến thức cơ sở chuyên ngành VLTL

10

4

6

1

PT2101

Sinh cơ học – Vận động học

4

2

2

2

PT2103

Phương thức vật lý trị liệu

3

1

2

3

PT2104

Vận động trị liệu

3

1

2

2.5

Kiến thức chuyên ngành VLTL

19

9

10

4

PT2201

Vật lý trị liệu hệ cơ xương I

4

2

2

5

PT2202

Vật lý trị liệu bệnh hệ thần kinh cơ I

4

2

2

6

PT2203

Vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp

4

2

2

7

PT3204

Vật lý trị liệu hệ cơ xương II

2

1

1

8

PT3205

Vật lý trị liệu hệ thần kinh cơ II

2

1

1

9

PT2206

Bài tập trị liệu 1

3

1

2

2.6

Kiến thức TỰ CHỌN-Chọn tối thiểu 13 tín chỉ

13

5

8

10

PT3301

Vật lý trị liệu bệnh truyền nhiễm, không truyền nhiễm và nhóm bệnh khác

3

1

2

11

PT2302

Bài tập trị liệu 2

2

0

2

12

PT3303

Vật lý trị liệu chấn thương thể thao

2

1

1

13

CĐHA3304

Chẩn đoán hình ảnh trong Vật lý trị liệu

2

1

1

14

PT3207

Vật lý trị liệu Nhi khoa

4

2

2

OT3305

Hoạt động trị liệu

3

1

2

ST3306

Ngôn ngữ trị liệu

3

1

2

PHY3301

Tâm lý lâm sàng

1

1

0

SOC3302

Xã hội học

2

2

0

Tổng toàn khoá (Tín chỉ)

141

81

60









Số lượt đọc:  234  -  Cập nhật lần cuối:  20/09/2023 06:03:49 PM