Với đội
ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao, Labo XNATVSTP luôn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan, đơn vị về lĩnh vực phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm, thực hiện các đề tài nghiên cứu giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, phát hiện nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và các độc tố mới trong thực phẩm.
* Các đề tài đã thực hiện
1. Nguyễn Đức Hoàng,
(2012) Thẩm định phương pháp xác định hàm lượng RhodaminB bằng phương
pháp HPLC và ứng dụng phân tích hoá chất này trong một số loại thực
phẩm trên địa bàn thành phố Hải Dương, đề tài thạc sĩ
1. Phạm Thị Hồng, (2013) Nghiên cứu chất bảo quản acid
benzoic, acid sorbic và ứng dụng khảo sát thực trạng sử dụng trong một số loại
thực phẩm trên địa bàn Hải Dương, Đề tài Thạc sĩ, Đại Học Bách
Khoa Hà Nội
2. Hoàng Quỳnh Trang, (2014) Xác định hàm lượng một số Flovonoids trong
thực phẩm bằng kỹ thuật sắc kí lỏng hiệu năng cao, đề tài thạc sĩ.
3. Nguyễn Thị Hồng Thúy, (2014) Nghiên cứu phương pháp phân tích cài
benzoic, sorbic, muối của chúng và một số chỉ tiêu đường hóa học trong đối
tượng thực phẩm, đề tài thạc sĩ
4. Trần Thị Sao Mai, (2015) Nghiên cứu tạo que thử để phát hiện nhanh các
độc tố ruột tụ cầu trong thực phẩm, đề tài tiến sĩ
5. Đặng Thị Thùy Dương, (2016) Nghiên cứu quy trình tạo nha bào Clostridium difficile và xác định giới
hạn phát hiện của môi trường CCMA, đề tài cơ sở
6. Trần Quang Cảnh, Đặng
Thị Thùy Dương, (2017) Đánh giá phương pháp tạo môi trường kị khí cải tiến để
định lượng vi khuẩn kị khí khử Sulfite và Clostridium
perfringens trong thực phẩm, đề tài cơ sở
7. Đặng Thị Thùy Dương, (2018) Xác định tỉ lệ nhiễm và
đặc điểm dịch tễ học phân tử các chủng Clostridioides
difficile mang gen độc tố phân lập được từ bệnh nhân tiêu chảy sau dùng
kháng sinh tại 4 bệnh viện ở Hà Nội (2013- 2015), đề tài NCS.
* Bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học
1. Hà Quốc Dương, Đỗ Ngọc Liên, (2012) Nghiên cứu tác
dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết vỏ quả Măng cụt Garcinia mangostana L., Kỉ yếu hội
nghị khoa học-công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng y-dược
Việt Nam lần thứ XVI.
2. Nguyễn Đức Hoàng, Trần Quang Cảnh, (2014) Cải tiến phương pháp định lượng rhodaminB bằng phương pháp HPLC và
đánh giá thực trạng sử dụng chất này trong một số loại thực phẩm tại
thành phố Hải Dương, Kỉ yếu hội nghị khoa học-công nghệ tuổi trẻ
các trường đại học, cao đẳng y-dược Việt Nam lần thứ XVII, Học viện
quân y
3. Nguyễn Đức Hoàng, Trần Quang Cảnh, (2014) Thẩm định phương pháp xác định rhodaminB bằng phương pháp HPLC và
đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất này trong một số loại thực phẩm
tại Hải Dương, Tạp chí Y học dự phòng (2014) – Journal of Practical Medicine
số 933+934/2014
4. Trần Quang Cảnh, (2015) Phân tích một số chỉ tiêu vi sinh đánh giá chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở các mẫu tiết canh trên địa bàn thành phố Hải
Dương từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 10 tháng 7 năm 2015.
5. Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, Tăng Thị Nga,
Lê Thị Trang, Vũ Thị Thu Hường, (2016) Đánh giá hiệu năng và giới hạn phát hiện
của môi trường Cycloserine – Cefoxitne-Manitol-Agar cho nuôi cấy phân lập Clostridium difficile từ mẫu phân, Tạp
chí Y học Dự phòng, 15 (188), tr 140-148.
6. Đặng Thị
Thùy Dương, Bùi Thị Việt Hà, Vũ Thị Thu Hường, (2016) So sánh ba phương pháp
xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng do Clostridium
difficile tại Việt Nam: miễn dịch phát hiện độc tố, Nested PCR và nuôi cấy Clostridium difficile sinh độc tố, Tạp
chí Y học Dự phòng, 15 (188), tr 88 – 96.
7. Vũ Thị Thu Hường, Nguyễn Duy Hà, Phùng Thị Thu
Hằng, Phạm Thị Hồng Thủy, Đặng Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Hương Giang, (2016)
Phát triển qui trình nested PCR chẩn đoán Clostridium
difficile gây tiêu chảy sau dùng kháng sinh ở người, Tạp chí Y học Dự
phòng, 15 (188), tr 70-81.
8. Tăng Thị Nga, Lê Thị
Thu Hường, Đặng Thị Thùy Dương, Vũ Thị Thu Hường, (2016) Nghiên cứu xây dựng
quy trình sản xuất nha bào Clostridium
difficile invitro. Tạp chí Y học Dự phòng, 8 (181), tr 21-30.
9. Vũ Thị Thu Hường, Phùng Thị Thu Hằng, Tăng Thị Nga,
Lê Thị Trang, Đặng Thị Thùy Dương, Trần Quang Cảnh, (2018) Xác định các típ dịch tễ học phân tử
của các chủng Clostridium difficile
gây tiêu chảy sau dùng kháng sinh tại Hà Nội, Việt Nam bằng kỹ thuật PCR
Ribotyping, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 28, số 2, trang 70-77.
10. Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2018) Đánh
giá hiệu quả phương pháp ủ kị khí bằng bình nến cải tiến để định lượng Clostridium perfringens trong thực phẩm,
Tạp chí phân tích hóa lý và sinh học, Tập 23, số 4, tr 133 – 141, (số đặc biệt,
năm 2018).
11. Trần Quang Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2018) Tình trạng
nhiễm vi sinh vật trong các mẫu thực phẩm đươc kiểm nghiệm tại Labo XNATTP,
trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 472-số 2, năm
2018.
12. Trần Quang Cảnh, Đặng
Thị Thùy Dương, (2019) Tình trạng nhiễm Salmonella
spp trên các mẫu thịt và sản phẩm thịt được kiểm nghiệm tại Labo Xét nghiệm An
toàn Vệ sinh Thực phẩm, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (từ tháng 6 năm
2018), Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 474, số 2, tr 100 – 103.
13. Trần Quang
Cảnh, Đặng Thị Thùy Dương, (2019) Thực trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn
gây nhiễm trùng huyết ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Hải Dương, Tạp chí Y học Việt
Nam, tập 482 số 2, tr
135 -139.
14. Nguyễn Đức Hoàng, Trần Quang Cảnh, 2020, Xác định đồng thời hàm lượng acetaldehyde, ethyl
acetate, methanol, iso butanol, iso almyacol trong rượu trắng ở một số địa bàn tỉnh
hải dương năm 2018-2020, Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn
Thực phẩm, Tập 3-Số
3/2020
15. Đặng Thị Thùy Dương,
Đinh Thị Lan, Lê Thị Thúy Hằng, Đoàn Thị Thuý, Chu Thị Minh Thu, Trần Quang
Cảnh, (2020) Thực trạng nhiễm vi sinh vật trong các mẫu nước uống đóng chai
được kiểm nghiệm tại Labo Xét nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm, trường Đại học
Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Tạp chí Y học Thực hành, tập 1139 số 7, trang 64 – 66.
Số lượt đọc:
152
-
Cập nhật lần cuối:
28/06/2021 04:08:03 PM |