Đặc trưng của mùa hè là nền nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt. Mọi người giải nhiệt bằng cách sử dụng quạt mát, điều hoà nhiệt độ, uống nước đá lạnh...Thời tiết oi bức cũng là điều kiện thuận lợi cho vi trùng gây bệnh phát triển. Do vậy, vào mùa hè rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sốt, chân tay miệng, viêm màng não, sốt xuất huyết, bệnh da, bệnh hô hấp... Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật trong mùa hè ? • Ngộ độc thực phẩm: Hay xảy ra ở trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu. Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Tình trạng nôn nhiều và tiêu chảy nặng dẫn đến cơ thể mất nước và điện giải. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể tử vong do trụy tuần hoàn. Để phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Đồ ăn trước khi chế biến cần rửa sạch, nấu chín, bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất nên ăn ngay sau khi chế biến, uống nước đã đun sôi để nguội. Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn. Không nên ăn đồ ăn ngoài đường phố. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. • Bệnh tay chân miệng Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.Bệnh hay thành dịch ở trẻ em. Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Khi bị bệnh trẻ thường có các triệu chứng: Sốt, nổi ban và mụn nước trên da ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông, quanh miệng và trong niêm mạc miệng. Bệnh tay chân miệng có 4 độ từ nhẹ đến nặng. Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, mụn nước cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị ngayĐể phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đặc biệt là đôi bàn tay. Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi cho trẻ. Không cho trẻ cho tay vào miệng, ngậm đồ chơi và tiếp xúc với những trẻ bị tay chân miệng. • Bệnh thuỷ đậu Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan theo đường hô hấp. Bệnh xảy ra ở cả trẻ em và người lớn do Varicella Zoster virus gây ra. Bệnh hay gặp lúc chuyển mùa, giao thời tiết nóng lạnh. Khi bị bệnh thường có triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, xuất hiện các mụn nước rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc, mụn nước thường rất ngứa.Bệnh tương đối lành tính nhưng có thể gây biến chứng nặng như nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não, suy giảm thị giác...Tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vaccin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi,người lớn cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vaccin . Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm. • Sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do virus Dengue gây nên, vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes (muỗi vằn), đây là loại muỗi sống ở những nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà. Sốt xuất huyết thường xảy ra vào đầu mùa hè, ở trẻ em tuổi từ 2-9 tuổiBiểu hiện bệnh là trẻ sốt cao đột ngột 39 – 40độ C kéo dài, trên người nổi những nốt xuất huyết ngoài da, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn trẻ có thể xuất huyết tiêu hóa: nôn hoặc đi ngoài ra máu, tay chân lạnh, đau bụng, trụy tim mạch. .Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu... Thả cá vào các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, cọ rửa và thay nước thường xuyên. Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước. Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh Đặc trưng của mùa hè là nền nhiệt độ cao, ánh nắng gay gắt. Mọi người giải nhiệt bằng cách sử dụng quạt mát, điều hoà nhiệt độ, uống nước đá lạnh...Thời tiết oi bức cũng là điều kiện thuận lợi cho vi trùng gây bệnh phát triển. Do vậy, vào mùa hè rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sốt, chân tay miệng, viêm màng não, sốt xuất huyết, bệnh da, bệnh hô hấp... Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật trong mùa hè ? • Viêm não nhật bản B Còn được gọi là viêm não mùa hè. Là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính do Arbovirus gây ra Siêu vi VNNB-B sống trong thiên nhiên ở các loài chim như: bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà, chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy... muỗi chích hút máu chim nhiễm siêu vi rồi chích truyền bệnh sang người, chủ yếu là trẻ em và gia súc như heo, bò, ngựa, dê, đặc biệt là heo. Tuy nhiên, khôngphải loài muỗi nào cũng truyền được bệnh mà chủ yếu là muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus.Ở nước ta, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8-9 âm lịch (cây quả phát triển, mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng) là thời điểm phát triển viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Đỉnh cao dịch bệnh là tháng 6 và tháng 7. Từ tháng 10 trở đi, mật độ muỗi giảm xuống và dịch kết thúc. Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn, nặng hơn bệnh nhân sẽ suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê và tử vong. Nếu được cứu chữa kịp thời và tích cực, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng bị những di chứng với nhiều mức độ nặng nhẹ như: bại liệt, suy giảm trí nhớ, động kinh... Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng bệnh được, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả nhất: 2 mũi đầu tiêm cách nhau 1-2 tuần khi trẻ được 1 tuổi, mũi thứ ba cách mũi thứ nhất 1 năm, tiêm nhắc lại sau 5 năm. Nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vắc xin mũi thứ 3. • Bệnh da mùa hè Nhiệt độ cao cùng với ánh nắng gay gắt của mùa hè khiến một số bệnh về da như viêm da tiếp xúc do côn trùng, rôm sảy, viêm nang lông... có xu hướng tăng. * Viêm da tiếp xúc do ánh nắng Bệnh có liên quan đến dị ứng với ánh nắng mặt trời, thường gặp trên những người có cơ địa dị ứng. Nhiều người cứ đi ra nắng về là da lại nổi mẩn đỏ, sần sùi, càng gãi, chỗ mẩn lại càng lan rộng. Vị trí hay gặp nhất là vùng da hở ở cổ, tay...Để phòng bệnh, khi đi ra ngoài nắng, người bệnh nên che chắn cẩn thận. Chú ý không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, nhất là là các thuốc corticoid. * Viêm da tiếp xúc do côn trùng Là hiện tượng viêm da cấp tính do chất tiết của côn trùng chạm vào da, côn trùng thường phát triển nhiều, sinh nở vào mùa hè, đặc biệt sau vụ gặt.Việc điều trị sớm bệnh rất đơn giản, có thể dùng các thuốc bôi làm dịu da, chống viêm. Nếu để bội nhiễm, người bệnh phải uống kháng sinh và có thể để lại sẹo. Để phòng bệnh, vào buổi tối người dân nên đóng cửa, hạn chế bật đèn. Đồng thời thường xuyên quét dọn sạch sẽ nhà cửa, trước khi đi ngủ nên giũ chăn màn, giường chiếu. Nếu thấy côn trùng đậu trên người thì thổi nhẹ cho bay đi chứ không chà xát mạnh. Tuyệt đối không lấy tay không đập côn trùng, nhất là với kiến ba khoang. Chú ý phát hiện những côn trùng ở trong nước tắm, khăn mặt, quần áo trước khi dùng. • Mùa hè đến cần lưu ý: - Uống đủ nước: Nên uống nước rải đều trong ngày, cách 1 tiếng đồng hồ lại uống vài ngụm nước, hoặc uống khoảng 50 - 100 ml nước. Theo các chuyên gia khuyến cao lượng nước uống trong ngày đối với người lớn: từ 2 - 2,5 lít/ngày, đối với trẻ em (từ 1- 3 tuổi): 1,3 - 1,5 lít/ngày. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại trái cây tươi làm đồ uống giải khát, nước khoáng, hạn chế dùng đồ uống có ga. Không nên uống nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh. - Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh. - Người bệnh tăng huyết áp càng phải thận trọng, không đột ngột ra - vào phòng đang chạy máy điều hòa nhiệt độ hay đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng nóng... để tránh xảy ra tai biến mạch máu não. Chúc các bạn một mùa hè vui khỏe. Số lượt đọc:
20037
-
Cập nhật lần cuối:
12/12/2016 07:29:26 AM |