Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian Ngày 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đánh dấu sự ra đời của điện thoại. Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên là Alexander Graham Bell. Chiếc máy thô sơ có thể truyền được giọng nói này đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin liên lạc, thay thế cho điện tín. Năm 1967, chiếc điện thoại được coi là "di động" đầu tiên trình làng với tên gọi Carry Phone, rất cồng kềnh cho việc di chuyển vì nó nặng đến 4,5 kg. Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng theohướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình, chơi game.... và ngày càng trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống. Cùng với việc tiên lợi không thể chối cãi của điện thoại di động, thì con người cũng luôn hoang mang vì liệu dùng điện thoại di động có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không? và mức độ ảnh hưởng như thế nào? Các nghiên cứu đã chỉ ra bức xạ điện từ có thể gây suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ, giảm tình dục, tổn thương mắt, tim mạch, giảm tinh trùng, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng cơ quan tạo máu, giảm một số nội tiết tố, có thể gây ung thư não...Tuy nhiên nó chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ khi cường độ bức xạ vượt qua mức tiêu chuẩn cho phép. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y Tế) đã cùng các cơ quan chức năng tiến hành đo kiểm tra an toàn bức xạ tại các khu vực đặt trạm phát sóng di động (BTS). Kết quả cho thấy mức bức xạ điện từ trường cạnh trạm phát sóng Viettel ở mức 0,0 đến 0,5mW/cm2 và Cityphone là 0,0-1,73mW/cm2. Trong khi đó mức tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam là <10 mW/cm2. Và theo tính toán của nhiều cơ quan nghiên cứu, với những máy điện thoại GSM thì cường độ bức xạ tại điểm mạnh nhất cũng chỉ tương đương với mức 2W/kg, mức tiêu chuẩn mà ICNIRP đưa ra. Với những chiếc máy sử dụng công nghệ CDMA do công suất phát nhỏ hơn nên cường độ bức xạ còn thấp hơn cả những chiếc điện thoại chuẩn GSM. Như phân tích ở trên, ta thấy rằng cả sóng điện từ phát ra từ trạm gốc lẫn sóng phát ra từ điện thoại di động cầm tay khi đàm thoại đều đã được tính toán thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi điện thoại di động bật, quá trình trao đổi chất glucose - thể hiện sự hoạt động của tế bào não - trong phần não nơi ở gần điện thoại nhất tăng lên đáng kể, và hiện tượng này mất đi khi điện thoại trong trạng thái tắt. Bên cạnh đó, chỉ cần áp sát điện thoại vào tai 50 phút, bộ não sẽ tiêu hao năng lượng hơn 7% so với bình thường, dùng điện thoại di động trước khi ngủ có thể gây mất ngủ và đau đầu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Một số nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng nam giới đút điện thoại trong túi cả ngày hoặc nhét vào bao đeo hông có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Với các dấu hiệu tương tự, phụ nữ để điện thoại gần ngực liên tục cũng có thể tăng nguy cơ ung thư vú. Để điện thoại ở túi áo có thể ảnh hưởng đến tim. Việc sử dụng điện thoại di động như một phương tiện giải trí như chơi game, lướt web ... trong thời gian dài và không đảm bảo độ sáng sẽ ảnh hưởng đến thị lực và thần kinh. Để tránh những ảnh hưởng không có lợi cho sức khoẻ, khi sử dụng điện thoại di động cần chú ý một số điểm sau: - Tích cực nhắn tin thay cho gọi điện thoại, không nên gọi hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian quá lâu và không đảm bảo độ sáng - Không lên nghe điện thoại khi điện thoại của bạn đang báo yếu pin (lúc này sóng điện từ mạnh gấp 1000 lần) - Không nên dùng điện thoại báo thức: vì nếu sử dụng điện thoại để làm chuông báo thức, bạn sẽ phải giữ nó gần với đầu mình và có thể ban đêm bộ não của chúng ta sẽ chìm trong sóng điện từ này - Không để điện thoại trong túi quần áo, nếu có thể, hãy để điện thoại trên bàn nếu không dùng đến, đồng thời để trong túi xách hoặc trong áo khoác hơn là cất trong túi quần, áo bên trong. - Dùng thiết cản sóng: Tổ chức người nghiên cứu Pong của Hoa Kỳ hiện đã tung ra thị trường một thiết bị bảo vệ cho dòng điện thoại iPhone và Black Berry với tính năng có thể làm giảm 2/3 mức độ bức xạ ở điện thoại di động. Số lượt đọc:
20094
-
Cập nhật lần cuối:
12/12/2016 07:30:14 AM |