HMTU
Đang tải dữ liệu...
Đăng nhập |   Sơ đồ site |   English |   Hỏi đáp |   Email |   Liên hệ 
Trang chủGiới thiệuTin tứcĐào tạoKhảo thí & BĐCLGDNghiên cứu khoa học - Hợp tác quốc tếTuyển sinhSinh viênBệnh ViệnThư việnKhai báo Y tế
Các bệnh thường gặp

Nguyên tắc dinh dưỡng dự phòng béo phì, đái tháo đường

Các bệnh mạn tính như thừa cân béo phì, đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Gánh nặng của các bệnh mạn tính (béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp,…) đang tăng nhanh trên khắp toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới ước đoán tới năm 2020 các bệnh mạn tính sẽ chiếm gần ba phần tư số ca tử vong trên thế giới.

Thừa cân và béo phì đang tăng nhanh ở mọi vùng, đặc biệt ở các nước đang phát triển đến mức vượt qua các thách thức truyền thống về sức khỏe cộng đồng (thiếu dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng).

Theo WHO, có nhiều ng uyên nhân dẫn đến béo phì trong đó thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là quan trọng hơn cả. Bệnh đái tháo đường sẽ tăng lên gấp đôi trên thế giới trong 30 năm tới, từ 143 triệu ca năm 1997 đến 300 triệu ca năm 2025, chủ yếu do các tập quán ăn uống và các yếu tố khác liên quan đến lối sống. Ở nước ta, theo dõi tình hình trong mấy năm gần đấy cho thấy, thừa cân và béo phì tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng, trước hết ở các đô thị. Điiều tra dịch tễ học trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như không có. Nhưng sau năm 1995 tỷ lệ này có khuynh hướng gia tăng theo thời gian. Căn cứ trên các quan sát dịch tễ học, người ta dự báo rằng cân béo phì và đái tháo đường ở người trưởng thành sẽ trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trong thập kỷ tới.

Mối liên quan giữa chế độ ăn và bệnh beo phì, đái tháo đường.Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa chế độ ăn và bệnh béo phì, đái tháo đường. Người ta nhân thấy một chế độ ăn có đậm độ nhiệt cao, giàu chất béo kết hợp với lối sống tĩnh tại làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì. Béo phì làm tăng các rủi ro về bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và là cơ địa tốt cho phát sinh nhiều bệnh mạn tính khác. Có tới gần 1/3 người lớn bị bệnh đái tháo đường có liên quan đến béo phì và các nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Đái tháo đường có hai thể; phụ thuộc vào insulin (type I) và không phụ thuộc vào insulin (type II). Đái tháo đường type II có thể xử trí bằng chế độ ăn và lối sống. Khẩu phần chất béo no cao có liên quan tới tăng nguy cơ giảm dung nạp glucose và có mức glucose, insulin lúc đói cao hơn. Các nhân tố chính để kiểm soát chế độ ăn của người bị đái tháo đường bao gồm: giảm cân nặng, giảm acid béo no, giảm đường và cholesterol

Chế độ dinh dưỡng dự phòng bệnh thừa cân beo phì và đái tháo đường. Nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn, lối sống và vận động thể lực hợp lý có thể phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện bệnh đái tháo đường ở những cá thể “nhạy cảm”:Nâng cao hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực bao gồm những hoạt động hàng ngày, các công việc liên quan tới hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao. Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì.

Mối liên quan giữa béo phì và kháng insulin đã rõ ràng. Nhiều bằng chứng cho thấy tăng lượng mỡ dự trữ làm tăng nguy cơ kháng insulin và khi giảm cân, tình trạng nhạy cảm với insulin được cải thiện.. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại. Hoạt động thể lực đều đặn có thể phòng ngừa sự kháng insulin và hội chứng X. Hoạt động thể lực có biểu hiện “hiệu quả tiết kiệm insulin” cải thiện độ nhạy cảm với insulin và giảm insulin huyết thanh. Chỉ cần hoạt động ở mức độ vừa phải, như đi bộ nhanh 30 phút, bơi với cường độ vừa và liên tục trong 20 phút, đạp xe đạp 60 phút với 3-4 lần mỗi tuần, hoặc thực tế hơn là đi hơn 10 nghìn bước mỗi ngày, các hoạt động ngắn khoảng 8-10 phút mỗi lần, nhưng nhiều lần trong ngày và tổng cộng lại khoảng 30 phút với 5-6 lần mỗi tuần, cũng có hiệu quả tăng cường sức khoẻ, làm cân đối hình thể. Các hoạt động này không đòi hỏi chế độ ăn đặc biệt, mà vẫn là thực hiện cách ăn uống hợp lý bình thường.

Chế độ dinh dưỡng dự phòng beo phì và đái tháo đường.Giảm năng lượng ăn vào và cải chất lượng chế độ ăn: Chú ý chế độ ăn phải cung cấp đủ cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết như vita-min, chất khoáng, đủ các acid amin cần thiết và các acid béo cần thiết để duy trì sức khỏe, loại trừ việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. Quan tâm đến chỉ số đường huyết của thức ăn, coi là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm. Những thực phẩm có chỉ số đờng huyết cao tăng cường cảm giác đói, dễ làm tăng thể trọng và ngược lại. Hàm lượng chất xơ có thể coi là chỉ điểm thay thế cho chỉ số đường huyết của thực phẩm. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp.Thành phần các chất dinh dưỡng nên như sau:

Lipid: Giảm nguồn năng lượng từ chất béo, càng thấp càng có hiệu quả giảm cân, nên ở mức 15% năng lượng. Trong đó thấp các acid béo no, nhiều acid béo không no có một nối đôi và nhiều nối đôi.

Protein: Protein có thể từ 15-25% năng lượng của khẩu phần.

Glucid: nên sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như bánh mì đen, ngũ cố nguyên hạt, khoai củ có đậm độ năng lượng thấp, không đắt tiền, luôn có sẵn, và là nguồn protein quý, vitamin và khoáng chất tốt.

Rau và quả chín: là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng.

Muối: hạn chế muối ăn < 6 gr/ngày.

Nên tránh ăn: các thực phẩm có nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt chân giò, nước dung thịt, bơ, fomat…); các thực phẩm có nhiều cholesterol (não, tim, gan, thận, lòng lợn…); các món ăn có đưa them chất béo (bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán); các thức ăn giàu năng lượng (đường mật, mứt kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, …); Các đồ uống có chất kích thích ( rượu, bia, cà phê....)

Chế độ ăn đặc biệt quan trọng trong phòng bệnh béo phì hoặc đái tháo đường và trong phòng ngừa hoặc làm bệnh chậm phát triển ở các cá thể mẫn cảm. Trong chế độ dinh dưỡng dự phòng, khâu then chốt là tránh thừa cân béo phì và hội chứng kháng insulin. Tỷ lệ mắc đái tháo đường thường tăng song song với béo phì, do đó các cố gắng nhằm phòng ngừa và giảm béo phì sẽ có ảnh hưởng tích cực tới phòng bệnh đái tháo đường.Như vậy để phòng bệnh béo phì và đái tháo đường là khuyến khích nâng cao mức hoạt động thể lực và lối sống năng động. Bên cạnh đó, hạn chế những thức ăn mới có đậm độ năng lượng cao, nhiều chất béo, đường ngọt đang thay thế dần những thức ăn truyền thống.

Số lượt đọc:  21013  -  Cập nhật lần cuối:  12/12/2016 07:33:30 AM
Khoa học và đào tạo
Không tìm thấy bài viết nào!
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 8.190.066
Số lượt truy cập trong tháng: 8.190.066
Số lượt truy cập tháng trước:
Tổng số thành viên: 6.016
Số người trực tuyến: 383
Hiển thị ngày giờ