Trong mấy năm gần đây, tại Trường Đại học Kỹ Thuật Y tế Hải Dương vào thời điểm giao mùa thường xẩy ra các vụ dịch gây tổn thương ngoài da. Đặc biệt, tháng 7/2011, tại ký túc xá của Trường xuất hiện hiện tượng một số học sinh sinh viên có biểu hiện nổi vết đỏ, mụn nước, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ, mặt và nửa thân gây hoang mang, lo lắng và ảnh tới hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh sinh viên. Qua thăm khám cho thấy có 337/639 học sinh sinh viên bị bệnh và được xác định là bệnh viêm da dị ứng do tiếp xúc với chất tiết của côn trùng 1. thời điểm thường xuất hiện bệnh: Viêm da do côn trùng thường xuất hiện rải rác vào các tháng trong năm, nhưng đến thời điểm giao mùa thì số ca bệnh tăng đáng kể. Lý do là vì thời điểm này trùng với vụ gặt nên côn trùng ngoài đồng ruộng hết chỗ trú, theo ánh sáng bay vào nhà. Trong khi các phòng của ký túc xá lại có các cửa kính, sinh viên thường thức học ôn thi khuya, cửa không đóng kín đã thu hút côn trùng vào phòng. 2. nguyên nhân gây bệnh: Là do côn trùng cánh cứng, có phấn và dịch gây nên. Có nhiều loài gây bệnh da liễu như kiến khoang, hay còn gọi là kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít... tùy từng địa phương. Loài kiến này có ba chân, bụng có đốt, trong đó một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, ở bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, những nơi đang xây dựng dở dang. Trong thân của kiến khoang có chất pederin gây cháy bỏng da giống như chất cang-taridin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao, hồ, kiến khoang cùng côn trùng theo ánh sáng đèn bay vào nhà. những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, xiết mạnh làm cho chất pederin có trong côn trùng bám vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. 3. biểu hiện lâm sàng của bệnh: Bệnh thường gặp nhiều ở thanh niên và người trung niên. Hầu hết bệnh nhân đều có vết đỏ, nổi mụn nước, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ, mặt và nửa thân. khi tiếp xúc với côn trùng, người bệnh thấy ngứa, rát bỏng tại chỗ, sau 6-12 giờ sẽ xuất hiện các vết đỏ, từ 1 đến 3 ngày sau xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ, lấm tấm bọng nước và bọng mủ. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau, kèm theo sốt, mệt mỏi, khó chịu, nổi hạch, đau ở vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương, đi lại khó khăn. nếu tổn thương ở vùng gần mắt có thể làm sưng húp cả hai mắt, năm, bảy ngày sau mới hết.4. biện pháp điều trị: Việc điều trị bệnh hiện nay không khó, nhưng lại rất cần thận trọng. Đôi khi bệnh sẽ nặng hơn nếu dùng thuốc không đúng hoặc xuất hiện các dị ứng thuốc, làm lu mờ các biểu hiện ban đầu của bệnh dẫn đến khó xác định bệnh.nếu chỉ có vết đỏ: người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng 9% hoặc nước vôi loãng chấm ngày ba đến bốn lần, tránh rửa nước nhiều, tránh kỳ cọ làm trượt da tróc vảy.nếu đau rát nhiều: có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các loại thuốc như dung dịch yarish, dalibua, kháng sinh; các loại hồ làm dịu da như hồ nước, hồ tetra-pred. Số lượt đọc:
20351
-
Cập nhật lần cuối:
12/12/2016 07:33:57 AM |