HMTU
Đang tải dữ liệu...
Trang chủ  >  Giới thiệu

Giới thiệu Bộ môn Gây mê - Hồi sức


1. Giới thiệu:
a. Thông tin chung:
Bộ môn Gây mê hồi sức là một trong các Khoa,Bộ môn trực thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Bộ môn có bề dày kinh nghiệm trên 30 năm trong công tác đào tạo Điều Dưỡng Gây mê hồi sức ( trước đây là Kỹ thuật viên Gây mê hồi sức ) ở trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học ( bắt đầu từ năm 2011)

b. Lịch sử phát triển

Bộ môn Gây mê hồi sức được thành lập năm 1980, cho đến nay bộ môn có 1 tiến sĩ và 2 cử nhân đại học điều dưỡng; Bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy những môn học thuộc chuyên ngành Gây mê hồi sức.

2. Chức năng nhiệm vụ:
a.Chức năng:
-Đào tạo điều dưỡng gây mê hồi sức các đối tượng
-Nghiên cứu khoa học
-Cung ứng dịch vụ y tế

b.Nhiệm vụ:
-Hiện đang đào tạo hai đối tượng là đại học điều dưỡng gây mê hồi sức và cao đẳng điều dưỡng gây mê hồi sức.
-Đảm bảo chất lượng đào tạo: xây dựng, bổ sung chương trình đào tạo; biên soạn giáo trình, bài giảng, bộ công cụ đánh giá học tập; phối hợp với các khoa/phòng/bộ môn trong quản lý dạy học, quản lý học sinh sinh viên nhằm nâng cao và giữ vững chất lượng đào tạo; phối hợp với các bệnh viện, cơ sở thực tế trong đào tạo HSSV.
-Xây dựng kế hoạch hoạt động của Bộ môn theo năm, tháng, tuần trên cơ sở kế hoạch của Nhà Trường.
-Tổ chức cho HSSV đi thực tế tốt nghiệp, phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp cho HSSV
-Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Bộ môn. Đề nghị bổ sung hoặc thuyên chuyển nhân sự khi cần thiết. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực đào tạo và chuyên môn.
-Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy - học. Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng viên Bộ môn. Tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
-Xây dựng và duy trì sự hợp tác với các cơ sở trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và chuyên môn của Bộ môn.
-Triển khai công tác nghiên cứu khoa học cấp bộ môn.
-Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học của bộ môn. Xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy và học, phòng thực hành, thực tập.
-Quản lý khối sinh viên chuyên ngành. Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên theo quy định
-Tham gia dịch vụ cung ứng sức khỏe
-Phối hợp với các khoa, phòng, bộ môn của Nhà trường trong các hoạt động xã hội, công tác chính quyền, đoàn thể khác.

3. Nhân sự
a. Giới thiệu nhân sự


b.Phân công nhiệm vụ (nhiệm vụ của từng cá nhân):