HMTU
Đang tải dữ liệu...
Trang chủ  >  Tin tức
BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH SINH LÝ
Ngày 10/6/2015, tại Học viện Quân Y, ThS. Nguyễn Hằng Lan, phó giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh lý với đề tài “Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác”.
Việc tiến hành nghiên cứu ghi điện thế đáp ứng thị giác (VEP) đã và đang được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu dẫn truyền thị giác ở người bình thường và một số bệnh lý. Kết quả xây dựng số liệu của VEP ở người bình thường sử dụng làm tham chiếu với các bệnh liên quan đến đường dẫn truyền thị giác và có ảnh hưởng đến VEP, trong đó có xơ cứng rải rác (XCRR) là rất cần thiết.
Nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm về hình dạng, thời gian tiềm tàng (TGTT) và biên độ các sóng của VEP ở người bình thường tuổi 20-50. Ở người bình thường độ tuổi 20-50 có tần suất xuất hiện các sóng của VEP trên đường ghi CB với mắt kích thích là 100%; TGTT, TGTT liên đỉnh và biên độ các sóng này không khác nhau giữa mắt phải và mắt trái, có sự khác nhau giữa nam và nữ ở cùng lứa tuổi. Có mối tương quan thuận khá chặt giữa thời gian tiềm tàng của sóng P100 với các kích thước vòng đầu với hệ số tương quan r = + 0,32 ¸ +0,66 (p<0,05).
Đối với bệnh nhân XCRR, có sự biến đổi về hình dạng và giá trị các sóng của VEP, liên quan giữa giá trị của VEP với một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng; tỷ lệ bất thường các sóng VEP là 96,4%; các sóng N75 xuất hiện với tần suất 95,2% ở nam và 85,7% ở nữ; sóng N145 xuất hiện với tần số lần lượt là 100% ở nam và 93,6% ở nữ; với sóng P100 là 100% ở nam và 96,8% ở nữ.; 94% bệnh nhân XCRR cả nam và nữ có TGTT các sóng N75, P100, N145 đều bị kéo dài.
Liên quan giữa TGTT các sóng của VEP bị kéo dài hoặc không ghi được VEP với một số triệu chứng lâm sàng và hình ảnh trên phim chụp MRI ở bệnh nhân XCRR.
- Bệnh nhân XCRR có sự bất thường giá trị TGTT các sóng của VEP là nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ các triệu chứng giảm hoặc mất thị lực; rối loạn chức năng vận động liệt một hoặc hai chi, liệt tứ chi, liệt nửa người so với ở các bệnh nhân có VEP bình thường (p<0,05).
- Sự xuất hiện các tổn thương ở cạnh não thất và chéo thị/ dải thị giác trên MRI ở bệnh nhân XCRR là những nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ bất thường các giá trị TGTT của VEP so với bệnh nhân XCRR không có tổn thương trên MRI (p<0,05).
Các kết quả của luận án sẽ đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu của chuyên ngành sinh lý học và thần kinh học, góp phần chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh XCRR trong điều trị.

















Lê Đức Thuận